3 Mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10 theo SGK [MỚI]

Tháng 7 8, 2025

Trong chương trình Kinh tế và Pháp luật lớp 10, học sinh sẽ tiếp cận một chủ đề rất thực tế đó lập kế hoạch tài chính cá nhân. Đây không chỉ là một nội dung học thuật mà còn là kỹ năng cực kỳ hữu ích trong cuộc sống. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ yêu cầu của bài học, hướng dẫn cách xây dựng mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10 chuẩn và thực hành được ngay trong đời sống hằng ngày.

Lập kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

Lập kế hoạch tài chính cá nhân là quá trình xác định thu nhập, chi tiêu, các mục tiêu tài chính và cách sử dụng tiền một cách hợp lý trong một khoảng thời gian cụ thể. Trong chương trình lớp 10, học sinh được làm quen với kỹ năng này thông qua việc tự xây dựng kế hoạch theo mẫu bảng có sẵn.

Theo sách giáo khoa và các tài liệu từ lớp học quản lý tài chính cá nhân dành cho học sinh THPT, mục tiêu chính của bài học gồm:

  • Hiểu được khái niệm và vai trò của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân
  • Biết cách thu thập và phân tích thông tin liên quan đến thu nhập, chi tiêu và mục tiêu tài chính
  • Nắm được cách lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10 theo mẫu cụ thể
  • Vận dụng vào thực tế để hình thành tư duy tài chính và nâng cao khả năng tự chủ cá nhân

Ý nghĩa và mục tiêu của bài xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10

Ý nghĩa và mục tiêu của bài xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10

Mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10 theo SGK

Dưới đây là 3 mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10. Mỗi mẫu ứng với một mục tiêu khác nhau: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, giúp học sinh dễ hình dung và áp dụng vào thực tế.

Mẫu 1: Mục tiêu ngắn hạn – Tiết kiệm mua sách Tiếng Anh

Thông tin Chi tiết
Họ tên Nguyễn Minh Anh
Lớp 10A2
Thời gian lập kế hoạch Từ 01/08 – 31/08
Mục tiêu tài chính Mua sách luyện nghe Tiếng Anh (150.000đ)
Nguồn thu nhập Tiền tiêu vặt từ ba mẹ (70.000đ/tuần)
Dự kiến chi tiêu Ăn sáng: 15.000đ/ngày, đi lại: 10.000đ/ngày, linh hoạt: 20.000đ/tuần
Dự kiến tiết kiệm mỗi tuần 40.000đ
Cách thực hiện Ghi chép chi tiêu hằng ngày, giảm ăn vặt, gom tiền quà sinh nhật nếu có
Dự kiến hoàn thành mục tiêu Trước ngày 31/08

Mẫu 2: Mục tiêu trung hạn – Tham gia khóa học vẽ online

Thông tin Chi tiết
Họ tên Trần Gia Huy
Lớp 10C1
Thời gian lập kế hoạch Từ 15/07 – 30/09
Mục tiêu tài chính Tham gia khóa học vẽ online (600.000đ)
Nguồn thu nhập Tiền tiêu vặt, tiền thưởng điểm cao (50.000đ/tuần), bán đồ cũ (150.000đ)
Dự kiến chi tiêu Sinh hoạt: 40.000đ/tuần, còn lại tiết kiệm
Dự kiến tiết kiệm mỗi tuần 50.000đ x 8 tuần = 400.000đ + 300.000đ (2 lần bán đồ cũ) = 700.000đ
Cách thực hiện Giới hạn mua sắm không cần thiết, theo dõi trên mẫu excel quản lý chi tiêu cá nhân
Dự kiến hoàn thành mục tiêu Trước ngày 30/09

Mẫu 3: Mục tiêu dài hạn – Mua xe đạp đi học

Thông tin Chi tiết
Họ tên Lê Khánh Linh
Lớp 10B3
Thời gian lập kế hoạch Từ 01/08/2025 đến 01/08/2026
Mục tiêu tài chính Mua xe đạp (giá dự kiến: 3.000.000đ)
Nguồn thu nhập Tiền lì xì đầu năm (1.000.000đ), tiết kiệm tiêu vặt mỗi tháng (300.000đ), hỗ trợ từ ba mẹ cuối năm (500.000đ)
Dự kiến chi tiêu Ăn sáng, học tập (150.000đ/tháng), cắt giảm quà vặt và tiêu dùng không cần thiết
Dự kiến tiết kiệm mỗi tháng 150.000đ x 12 tháng + 1.000.000đ (lì xì) + 500.000đ = 3.300.000đ
Cách thực hiện Giới hạn mua sắm không cần thiết, theo dõi trên mẫu excel quản lý chi tiêu cá nhân
Dự kiến hoàn thành mục tiêu Trước ngày 01/08/2026

Hướng dẫn cách lập kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10

Khi thực hiện bài tập về xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10, bạn có thể làm theo các bước đơn giản sau:

Bước 1: Ghi rõ thông tin cá nhân

Bao gồm họ tên, thời gian bạn muốn áp dụng kế hoạch (ví dụ: 1 tháng, 3 tháng hoặc 1 năm).

Bước 2: Xác định nguồn thu

Liệt kê các khoản thu nhập bạn có, chẳng hạn như:

  • Tiền tiêu vặt hằng tuần từ gia đình
  • Tiền thưởng học tập
  • Tiền mừng tuổi, tiền sinh nhật
  • Thu nhập từ việc làm thêm nhỏ hoặc phụ giúp gia đình

Liệt kê tất cả nguồn thu giúp bạn dễ dàng ước tính được thời gian cần tiết kiệm

Liệt kê tất cả nguồn thu giúp bạn dễ dàng ước tính được thời gian cần tiết kiệm

Bước 3: Dự kiến chi tiêu

Chia chi tiêu thành 2 nhóm chính:

  • Chi cố định: như ăn uống, đi lại, học tập, điện thoại
  • Chi linh hoạt: như mua sắm cá nhân, xem phim, ăn vặt, quà tặng bạn bè

Bước 4: Đặt mục tiêu tài chính rõ ràng

Hãy tự hỏi: “Mình đang muốn tiết kiệm để làm gì?” Ví dụ: mua sách mới, tham gia một lớp học kỹ năng, mua xe đạp hoặc để dành cho chuyến đi chơi cuối năm. Sau đó, tính toán số tiền cần thiết và chia nhỏ theo tuần/tháng để lên kế hoạch tiết kiệm.

Mục tiêu càng rõ ràng, bạn càng tiết kiệm dễ

Mục tiêu càng rõ ràng, bạn càng tiết kiệm dễ

Bước 5: Lập bảng kế hoạch

Bạn có thể trình bày kế hoạch bằng cách:

  • Cách 1: Viết tay theo mẫu có sẵn trong SGK
  • Cách 2: Sử dụng mẫu Excel quản lý chi tiêu cá nhân, mẫu Google Sheet quản lý tài chính cá nhân để theo dõi dễ dàng hơn trên điện thoại/máy tính

Lưu ý: Đừng quên đối chiếu kế hoạch với tình hình thực tế mỗi tuần để điều chỉnh nếu cần. Việc lập kế hoạch tài chính không chỉ giúp bạn hoàn thành bài tập tốt mà còn hình thành thói quen quản lý tiền bạc thông minh từ sớm.

Thay vì chỉ làm để “qua môn”, bạn hoàn toàn có thể biến bài tập này thành công cụ giúp bạn quản lý tiền bạc từ sớm. Nhiều bạn học sinh đã tạo riêng một mẫu lập kế hoạch tài chính cá nhân lớp 10, 11 để cập nhật thu chi hằng ngày, đặt mục tiêu nhỏ mỗi tháng và tiết kiệm tiền thành công. Đây chính là bước đầu để hình thành tư duy tài chính bền vững.

Xem thêm:

Bài viết liên quan