3+ Cách tiết kiệm tiền của người Nhật | Đơn giản, hiệu quả

Tháng 6 24, 2025

Người Nhật nổi tiếng với tư duy quản lý tài chính, trong đó cách tiết kiệm tiền của người Nhật được đánh giá là hiệu quả và có tính ứng dụng cao. Nếu bạn đang muốn cải thiện thói quen chi tiêu và tích lũy tài chính bền vững, thì các bí quyết tiết kiệm kiểu Nhật trong bài viết này sẽ là gợi ý đáng tham khảo.

Lý do khiến bạn không tiết kiệm tiền thành công 

Trước khi đi sâu vào các cách tiết kiệm tiền của người Nhật, hãy cùng TOPTOP nhìn nhận thẳng thắn những lý do phổ biến gây cản trở thói quen tiết kiệm của bạn:

  • Không ưu tiên việc tiết kiệm: Việc tiết kiệm lên thường chỉ được thực hiện nếu còn dư tiền sau khi đã chi tiêu cho những thứ khác.
  • Sống theo cảm xúc, thường xuyên vung tay quá trán: Quyết định chi tiêu thường bị chi phối bởi cảm xúc nhất thời dẫn đến việc mua sắm không kiểm soát cho những khoản không cần thiết.
  • Không lập kế hoạch tiết kiệm rõ ràng: Thiếu một kế hoạch cụ thể về số tiền cần tiết kiệm có thể khiến việc tiết kiệm của bạn trở nên mơ hồ và khó đạt được.
  • Không biết cách từ chối: Việc khó nói “không” với những lời mời ăn uống, mua sắm hoặc các khoản chi phát sinh không thực sự cần thiết cũng là một rào cản lớn.
  • Ở gần những người không tiết kiệm: Môi trường xung quanh có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của bạn. Do đó, bạn có thể dễ dàng bị cuốn theo thói quen chi tiêu của bạn bè, đồng nghiệp hoặc những người không có ý thức tiết kiệm.

Môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen tiết kiệm

Môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen tiết kiệm

Vì sao người Nhật giỏi tiết kiệm?

Như đã đề cập, người Nhật nổi tiếng với khả năng quản lý tài chính đỉnh cao và những cách tiết kiệm tiền của họ luôn được đánh giá là hiệu quả, có tính ứng dụng thực tế. Vậy đâu là bí quyết đằng sau thói quen tiết kiệm đáng nể của họ? Dưới đây là những lý do chính:

  • Ảnh hưởng từ lịch sử: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người Nhật đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Giai đoạn này đã in sâu vào tiềm thức của họ về sự cần thiết phải sống tiết chế, biết tích lũy để phòng bị cho những biến cố trong tương lai.
  • Lối sống tối giản: Người Nhật nổi tiếng với lối sống tối giản, họ không chạy theo số lượng mà tập trung vào chất lượng và sự bền vững của đồ vật. Điều này giúp họ giảm thiểu việc mua sắm những thứ không cần thiết.
  • Ý thức và kỷ luật: Từ nhỏ, trẻ em Nhật Bản đã được giáo dục về ý thức và kỷ luật trong quản lý tiền bạc. Việc ghi chép chi tiêu, lập kế hoạch tài chính không chỉ là một công cụ mà còn là một thói quen được duy trì một cách nghiêm túc.

Các sống tiết kiệm của người Nhật đã “ăn sâu” vào tiềm thức qua hàng thập kỷ

Các sống tiết kiệm của người Nhật đã “ăn sâu” vào tiềm thức qua hàng thập kỷ

4 cách tiết kiệm tiền của người Nhật

Để tiết kiệm tiền hiệu quả, bạn có thể học cách tiết kiệm của người nhật thông qua phương pháp Kakeibo, Konmari và một số mẹo tài chính. Dưới đây là 4 cách tiết kiệm tiền của người Nhật nổi tiếng, dễ áp dụng mà bạn có thể tham khảo.

Phương pháp Kakeibo – Sổ chi tiêu tài chính

Kakeibo là một cuốn sổ chi tiêu tài chính nhằm theo dõi và kiểm soát thu nhập, chi phí hàng tháng. Phương pháp này được sáng tạo năm 1904 bởi Motoko Hani và được áp dụng đến tận ngày nay.

Sổ chi tiêu tài chính Kakeibo là một trong những cách tiết kiệm truyền thống của người Nhật

Sổ chi tiêu tài chính Kakeibo là một trong những cách tiết kiệm truyền thống của người Nhật

Phương pháp này tập trung vào 4 câu hỏi trọng tâm:

  • Bạn có bao nhiêu tiền?
  • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu?
  • Bạn đã chi bao nhiêu?
  • Bạn có thể cải thiện điều gì?

Sau khi đã xác định 4 câu trả lời trên, bạn có thể áp dụng 7 bước dưới đây để thực hiện phương pháp Kakeibo một cách dễ dàng và hiệu quả:

  • Bước 1: Chuẩn bị công cụ để ghi chép chi tiêu (ví dụ: sổ tay, ứng dụng ghi chú).
  • Bước 2: Ghi nhận toàn bộ thu nhập trong tháng.
  • Bước 3: Ghi lại toàn bộ chi tiêu trong tháng, ví dụ như tiền ăn, tiền điện nước, mua sắm,…
  • Bước 4: Xác định mục tiêu tiết kiệm và thời gian tiết kiệm.
  • Bước 5: Ghi chép và phân loại chi tiêu theo các danh mục như chi phí sinh hoạt cố định, mua sắm, vui chơi giải trí, ăn uống, chi phí phát sinh…
  • Bước 6: Xây dựng mục tiêu tài chính tháng bằng các tập trung vào các khoản chi và cố gắng hạn chế những chi tiêu không cần thiết như vui chơi, mua sắm để duy trì chi phí trong mức đã hoạch định.
  • Bước 7: Đánh giá chi tiêu vào cuối tháng để điều chỉnh cách chi tiêu phù hợp hơn cho tháng tiếp theo.

Việc ghi chép cẩn thận giúp bạn nhận diện rõ thói quen chi tiêu và phát hiện các khoản không cần thiết

Việc ghi chép cẩn thận giúp bạn nhận diện rõ thói quen chi tiêu và phát hiện các khoản không cần thiết

Phương pháp Konmari – Loại bỏ đồ không cần thiết

Konmari là một cách tiết kiệm tiền được lấy cảm hứng từ nguyên tắc loại bỏ vật dụng không cần thiết của Marie Kondo. Người Nhật áp dụng nguyên tắc này bằng cách chỉ giữ lại những đồ vật thực sự mang lại niềm vui và giá trị cho họ, đồng thờ vứt bỏ những thứ thừa thãi hoặc không làm họ hạnh phúc.

Từ nguyên tắc trên, bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách sắp xếp chi tiêu theo các danh mục cụ thể như quần áo, học tập, vui chơi,… Sau đó, hãy xem xét kỹ lưỡng để giữ lại những thứ cần thiết và loại bỏ những khoản không còn hoặc không nên sử dụng nhiều. Cuối cùng, bạn cần tuân thủ và chỉ chi tiêu trong danh sách cho phép. Bằng cách loại bỏ khoản không cần thiết, bạn sẽ hạn chế chi tiêu, qua đó tự nhiên tiết kiệm hơn Bằng cách loại bỏ khoản không cần thiết, bạn sẽ hạn chế chi tiêu, qua đó tự nhiên tiết kiệm hơn

Xây dựng thói quen tiết kiệm từ nhỏ cho trẻ

Người Nhật tin rằng việc giáo dục tiết kiệm từ nhỏ sẽ giúp trẻ em có tư duy tài chính sớm và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Thông qua việc tạo thói quen, người Nhật khuyến khích trẻ tự quản lý tiền bằng cách cấp một khoản tiền tiêu vặt nhất định mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Trẻ sẽ tự quyết định cách sử dụng số tiền này, học cách lập ngân sách, phân bổ tiền cho các khoản chi phí khác nhau và tiết kiệm cho những điều mình muốn.

Ngoài ra, thay vì giữ tiền cho trẻ, các bậc phụ huynh tại Nhật Bản thường mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng hoặc khuyến khích trẻ cất tiền vào ống heo tiết kiệm mỗi ngày. Điều này giúp trẻ tích lũy được một khoản tiền lớn hơn, đồng thời nhận được lãi suất từ ngân hàng hoặc sự động viên từ gia đình.

Chú trọng đến giáo dục tài chính cho trẻ từ sớm là việc không thể thiếu của người Nhật

Chú trọng đến giáo dục tài chính cho trẻ từ sớm là việc không thể thiếu của người Nhật

5 mẹo tiết kiệm tiền của người Nhật

Người Nhật cho rằng việc tiết kiệm sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu chúng ta biết cách kiểm soát các khoản chi tiêu trong sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là những mẹo nhỏ nhưng hiệu quả mà người Nhật thường áp dụng để tối ưu chi tiêu:

  • Sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân giúp tiết kiệm đáng kể chi phí xăng xe, gửi xe và bảo dưỡng.
  • Tiết kiệm nước sinh hoạt bằng cách trồng những loại cây giữ nước tốt, hạn chế rửa đồ dưới vòi trực tiếp, tái sử dụng nước,…
  • Tiết kiệm điện bằng cách tận dụng ánh sáng và gió tự nhiên, rút các đồ điện tử ra khỏi ổ khi không sử dụng, sử dụng bóng đèn LED tiết kiệm điện,…
  • Tiết kiệm chi phí ăn uống bằng cách tự nấu ăn tại nhà, tìm nguồn mua bán rẻ và chỉ mua những thứ cần thiết.
  • Gửi tiết kiệm ngay khi có tiền nhàn rỗi. Việc này không chỉ giúp tiền sinh lời mà còn tạo thói quen tích lũy và kỷ luật tài chính.

Xu hướng gửi tích lũy vào Hũ Tiết Kiệm Số TopTop ngày càng tăng

Xu hướng gửi tích lũy vào Hũ Tiết Kiệm Số TopTop ngày càng tăng

Nếu bạn có nhu cầu gửi tiết kiệm, hãy ưu tiên lựa chọn những đơn vị uy tín như Hũ Tiết Kiệm Số TopTop. Với đa dạng gói tiết kiệm được thiết kế riêng biệt cho từng đối tượng, Hũ Tiết Kiệm Số TopTop tự tin sẽ mang đến những giải pháp tích lũy an toàn và lợi nhuận cạnh tranh:

  • Hũ Tiết Kiệm Số: Gói tiết kiệm không kỳ hạn, nạp rút linh hoạt, sinh lời 5.2%/năm, phù hợp với những ai muốn linh hoạt sử dụng tiền nhưng vẫn muốn sinh lời đều đặn.
  • Đột phá: Sinh lời 7.2%/năm với kỳ hạn 3 tháng, lý tưởng cho những mục tiêu ngắn hạn hoặc khoản tiền nhàn rỗi trong thời gian không quá dài.
  • Vượt trội: Sinh lời 8.5%/năm với kỳ hạn 9 tháng, đây là một lựa chọn hấp dẫn cho các khoản tiết kiệm tầm trung, giúp bạn đạt được mục tiêu lớn hơn.
  • Chinh phục: Sinh lời 12%/năm với kỳ hạn 24 tháng, dành cho những ai muốn đầu tư dài hạn với mức lợi nhuận hấp dẫn.
  • Thịnh Vượng: Sinh lời 15%/năm với kỳ hạn 48 tháng. Đây là gói tối ưu cho các kế hoạch tài chính dài hơi, đảm bảo lợi nhuận vượt trội theo thời gian.

Ngoài ra, Hũ Tiết Kiệm Số TopTop còn có rất nhiều gói tích lũy khác mà bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây!

Lưu ý khi học cách tiết kiệm tiền của người Nhật

Để áp dụng thành công các phương pháp tiết kiệm của người Nhật, bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý quan trọng sau:

  • Không nên sao chép rập khuôn: Mỗi người có một hoàn cảnh tài chính riêng biệt, vì vậy bạn cần linh hoạt điều chỉnh các phương pháp sao cho phù hợp nhất với bản thân mình.
  • Kiên trì và đều đặn: Những phương pháp như Kakeibo hay Konmari đòi hỏi sự kiên trì và thời gian để phát huy hiệu quả tối đa. Đừng nản lòng nếu chưa thấy kết quả ngay lập tức nhé!
  • Không quá khắt khe: Tiết kiệm không có nghĩa là phải sống kham khổ. Hãy tìm cách cân bằng giữa việc chi tiêu và tận hưởng cuộc sống, để việc tiết kiệm trở thành một hành trình thú vị chứ không phải gánh nặng.
  • Luôn đặt mục tiêu rõ ràng: Một mục tiêu cụ thể, rõ ràng sẽ là động lực mạnh mẽ, giúp bạn có lý do vững chắc để duy trì thói quen tiết kiệm và đạt được thành quả mong muốn.
  • Hạn chế nợ nần: Nợ (đặc biệt là nợ tiêu dùng lãi suất cao) là rào cản lớn nhất cho việc tiết kiệm. Do đó, hãy cố gắng trả hết nợ càng sớm càng tốt!
  • Tự thưởng cho bản thân (có kiểm soát): Khi đạt được một cột mốc tiết kiệm nhỏ, hãy tự thưởng cho mình một cách hợp lý để duy trì tinh thần và không cảm thấy quá áp lực.

Không nên học cách tiết kiệm tiền của người Nhật Bản một cách máy móc, rập khuôn

Không nên học cách tiết kiệm tiền của người Nhật Bản một cách máy móc, rập khuôn

Câu hỏi liên quan về cách tiết kiệm tiền của người Nhật

40 tuổi nên có bao nhiêu tiền?

Theo các chuyên gia tài chính, đến tuổi 40, bạn nên có khoản tiết kiệm tương đương gấp 3 lần thu nhập năm. Còn ở tuổi 35, con số hợp lý là gấp đôi thu nhập năm. Ví dụ: nếu bạn kiếm 200 triệu đồng/năm, thì trước tuổi 40, tài khoản tiết kiệm lý tưởng của bạn nên chạm mốc 600 triệu đồng. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có điểm xuất phát và mục tiêu tài chính khác nhau. Việc quan trọng không phải là chạy theo một con số cố định, mà là hiểu rõ tình hình của bản thân và bắt đầu tiết kiệm từ hôm nay, dù ít hay nhiều. Từng khoản nhỏ tích lũy đều đặn vẫn có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong tương lai.

Làm thế nào để có được cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình?

Tiết kiệm không có nghĩa là phải cắt giảm mọi nhu cầu, mà là biết cách quản lý chi tiêu một cách thông minh và chủ động. Bạn có thể bắt đầu bằng việc:

  • Lập ngân sách chi tiêu hàng tháng cho gia đình.
  • Tiết kiệm một khoản cố định hàng tháng.
  • Ưu tiên ăn tại nhà và mang cơm đi làm/đi học.
  • Hạn chế chi tiêu bằng thẻ tín dụng.
  • Tái sử dụng những món đồ cũ.
  • Gợi ý gia đình cùng tiết kiệm.
  • Cắt giảm các khoản phí dư thừa, không cần thiết.
  • Cân nhắc sử dụng hộp tiết kiệm tiền của người Nhật.

Nên dành bao nhiêu thu nhập để tiết kiệm?

Một trong những nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân được nhiều chuyên gia khuyên áp dụng là quy tắc 50/30/20. Theo đó, bạn nên dành 20% thu nhập mỗi tháng để tiết kiệm nhằm tạo nền tảng vững chắc cho các mục tiêu trong tương lai. Cụ thể:

  • 50% dùng cho các nhu cầu thiết yếu như nhà ở, ăn uống, đi lại…
  • 30% phục vụ chi tiêu tự do giúp bạn tận hưởng cuộc sống.
  • Và 20% còn lại chính là khoản dành cho tiết kiệm hoặc đầu tư.

Để cải thiện tình hình tài chính cá nhân và hiện thực hóa các mục tiêu tương lai, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu học và áp dụng cách tiết kiệm tiền của người Nhật ngay từ bây giờ. Đừng quên tham khảo thêm các gói tích lũy an toàn, minh bạch tại Hũ Tiết Kiệm Số TopTop để tối ưu hóa lợi nhuận và nâng cao khả năng quản lý dòng tiền của bản thân nhé!

Xem thêm:

Bài viết liên quan